CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO DỊCH
HÀNG HÓA GIA CÁT LỢI

Yếu tố tạo nên sự thành công trong giao dịch

Theo tìm hiểu về một số câu hỏi được hỏi nhiều nhất về giao dịch trong thị trường hàng hóa, chúng tôi đã chắt lọc một câu hỏi thường xuyên được hỏi nhiều lần: “Yếu tố tạo nên sự thành công trong giao dịch hàng hóa”. Bài viết này, sẽ giúp bạn làm sáng tỏ về vấn đề giao dịch thành công và các yếu tố tạo nên sự thành công trong giao dịch. 

Ngoài quan tâm đến lợi nhuận, nhà đầu tư nên quan tâm đến những rủi ro có thể gặp phải

Để thành công trong giao dịch, bạn nên dành chú ý vào từ “ổn định”. Bất kỳ nhà giao dịch thực thụ nào cũng xây dựng cho mình mục tiêu đầu tư là có được lợi nhuận ổn định. Song song đó, cũng có khá nhiều nhà giao dịch thu được lợi nhuận rất cao trong một tháng. Nhưng những tháng tiếp theo phải đành “ngậm ngùi” trả lại số tiền ấy cho thị trường, bởi đa số họ chỉ biết quan tâm đến lợi nhuận phía trước mà không xem xét đến những rủi ro đang hiện diện ngay bên họ.

Rủi ro có thể gặp phải

Hãy lưu ý rằng, bạn có thể đạt được lợi nhuận như mong muốn trong một tháng nào đó. Nhưng rất có thể, bạn sẽ dừng cuộc chơi nếu mất đi toàn bộ số vốn của mình. Do vậy, ngoài lợi nhuận bạn cần quan tâm đến mức độ rủi ro có thể gặp phải.

Chiến lược thực hiện trong giao dịch

Hiện nay, có ba chiến lược cơ bản giúp tăng lợi nhuận trong thị trường hàng hóa: xu hướng, phạm vi và điểm phá vỡ.

Chiến lược thực hiện trong giao dịch

Chiến lược theo xu hướng

Đa phần chiến lược này được thực hiện khi thị trường thể hiện rõ ràng đang trong một xu hướng tăng hay giảm. Khi thị trường có xu hướng tăng, đặt lệnh “mua”. Và khi thị trường đang trong xu hướng giảm, đặt lệnh “bán”. Phương pháp này cũng là một phương pháp được dùng phổ biến để kiếm lợi nhuận trong thị trường hàng hóa.

Chiến lược phạm vi

Giá dịch chuyển ở giữa mức cao nhất và mức thấp nhất trong một phạm vi nhất định. Hai mốc thấp nhất và cao nhất trong phạm vi này được gọi là mức hỗ trợ và mức kháng cự.

Trong chiến lược này, nhà giao dịch có xu hướng đặt lệnh bán gần mức kháng cự, vì áp lực mua vào không chịu nổi áp lực bán ra. Do đó hành động này sẽ đẩy giá đi xuống. Ngược lại, các nhà giao dịch sẽ thực hiện lệnh mua gần vùng hỗ trợ, vì áp lực bán không chịu nổi áp lực mua, và kết quả sẽ đẩy giá lên cao.

Chiến lược điểm phá vỡ

Khi giá cuối cùng đã phá vỡ vùng phạm vi giao dịch, thậm chí còn tiếp tục đi lên hoặc đi xuống thì chiến lược phá vỡ được sử dụng.

Đối với chiến lược điểm phá vỡ, sự đột phá là điều tuyệt vời nhất. Do vậy, nhà đầu tư thường tận dụng những chuyển động giá cụ thể này, thông qua cách đặt lệnh mua khi giá phá vỡ mức kháng cự, đặt lệnh bán khi giá vượt xuống điểm hỗ trợ.

Quản lý tiền

Những nhà đầu tư không chuyên thường quan tâm đến họ sẽ kiếm được bao nhiêu.  Còn chuyên gia thì họ sẽ quan tâm đến mức độ rủi ro mà họ có thể chấp nhận được.

Quản lý tiền bạc là yếu tố quan trọng, bởi vì nếu bạn để cho rủi ro nhiều hơn sự cho phép, tức là bạn đang đặt mình vào một vị trí mà tài khoản của bạn có thể bị tổn thất nặng nề. Bạn sẽ phải mất rất nhiều công sức để khôi phục lại tài khoản như mức ban đầu.

Quản lý tiền

Khá nhiều nhà đầu tư tiềm năng hiện nay vẫn chưa biết nhiều về một trong những cạm bẫy lớn của giao dịch là mức độ rủi ro.

Nhà giao dịch không xác định được mức độ rủi ro bao nhiêu là nhiều. Quy tắc vàng là không bao giờ mạo hiểm từ 5 – 10% trong bất kỳ giao dịch nào.

Đối với nhà đầu tư chuyên nghiệp, họ cho rằng rủi ro 5% là quá nhiều và trong số đó cũng có người không bao giờ vượt qua 2%.

Tâm trạng trong giao dịch

Chiến lược và kỹ năng quản lý tiền bạc bạn đều có thể học hỏi. Chiến lược là phải làm gì. Quản lý tiền là bao nhiêu để làm điều đó. Nhưng trạng thái tâm trạng thì không, suy nghĩ và cảm xúc – là khó kiểm soát nhất. Con người là sinh vật tình cảm và tiền bạc là một chủ đề về tình cảm.

Tâm trạng trong giao dịch

Tâm trạng ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả giao dịch. Những trạng thái luôn tồn tại bên trong của một người là sợ hãi, tham lam, niềm hy vọng và sự thiếu hiểu biết. Và chắc rằng sẽ có không ít nhà đầu tư mang theo những tâm trạng này trong  mỗi giao dịch.

Nỗi sợ hãi

Nỗi sợ hãi

Hãy nghĩ rằng bạn vừa hoàn thành xong khóa học giao dịch trên tài khoản demo và bạn đang sẵn sàng một giao dịch thật sự. Tuy nhiên, đến lúc vào lệnh thì năng lượng của bạn như tiêu biến hết, không còn sức để nhấp chuột. Đây được xem là nỗi sợ hãi. Sau đó, bạn loay hoay làm một việc khác và bỏ quên việc vào lệnh, lúc bạn xem lại thì nó đã thành một giao dịch thành công.

Đến với những lần giao dịch tiếp theo, bạn tăng gấp đôi khối lượng lot giao dịch vì bạn muốn giành lại số tiền đã bỏ lỡ trong lần giao dịch đầu tiên. Đây là tham lam.

Tóm lại, nếu bạn muốn thành công trên thị trường hàng hóa, bạn cần phải biết cách kết hợp hài hòa cả 3 yếu tố: chiến lược, quản lý tiền và trạng thái cảm xúc trong giao dịch.