CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO DỊCH
HÀNG HÓA GIA CÁT LỢI

Vai Trò Của Thị Trường Hàng Hóa – Phân Loại Thị Trường

Thị trường ra đời gắn liền với sự phát triển của sản xuất hàng hóa. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của sản xuất và trao đổi, khái niệm thị trường cũng có những cách quan niệm khác nhau. Sản xuất hàng hóa càng phát triển thì càng đòi hỏi thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn. Chính vì thế, hãy cùng Gia Cát Lợi tìm hiểu về khái niệm, vai trò của thị trường hàng hóa nhé! 

1. Thị trường hàng hóa là gì? 

Thị trường hàng hóa được biết đến là một thị trường vật lý hoặc thị trường ảo để mua bán, kinh doanh các sản phẩm, hàng hóa thô và sơ cấp. Trên thế giới hiện nay có khoảng 50 thị trường hàng hóa để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Hàng hóa gồm 2 loại chính:

  • Hàng hóa cứng: là các sản phẩm được khai thác từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên như cao su, dầu, vàng, quặng,…
  • Hàng hóa mềm: là các sản phẩm từ nông nghiệp và động vật chăn nuôi như lúa mì, cà phê, đậu nành, thịt heo,…

2. Danh mục hàng hoá

Danh mục hàng hoá

Thị trường hàng hóa được chia thành 4 nhóm hàng chủ đạo sau: 

  • Nhóm ngành nông sản chiếm tỉ trọng lớn nhất, có những mặt hàng chính như ngô, đậu tương, lúa mì, mía,…
  • Nhóm ngành nguyên liệu công nghiệp: gồm các mặt hàng chính như cà phê, đường, cao su,…
  • Nhóm ngành kim loại: kim loại, bạc, đồng,…
  • Nhóm ngành năng lượng: các sản phẩm chính là dầu thô, xăng, khí gas tự nhiên,…

Hiện tại Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam sẽ hỗ trợ giao dịch ở 4 lĩnh vực hàng hóa chính này

3. Vai trò của thị trường hàng hóa

Xét trong mối quan hệ với thúc đẩy sản xuất và trao đổi hàng hóa (dịch vụ) cũng như thúc đẩy tiến bộ xã hội, vai trò của thị trường hàng hóa có thể được khái quát như sau: 

  • Thứ nhất, rút ngắn quá trình giao dịch của các tổ chức, đơn vị kinh tế về cách thức sản xuất, mặt hàng hàng hóa và quyết định của người lao động thông qua quyết định về giá cả.
  • Thứ hai là kích thích sự sáng tạo của những thành viên trong xã hội, tạo ra cách thức phân bổ nguồn lực hiệu quả trong nền kinh tế.

Thị trường thúc đẩy các quan hệ không ngừng phát triển. Vì vậy, đòi hỏi các thành viên trong xã hội không ngừng nỗ lực, sáng tạo để thích ứng được sự phát triển của thị trường. 

  • Thứ ba là, có sự kết hợp cung và cầu, giúp cho người bán và người mua cạnh tranh lành mạnh với nhau, với số lượng mua bán nhiều hay ít sẽ phản ánh rõ quy mô của thị trường lớn hay nhỏ. Đồng thời, quan hệ cung cầu sẽ quyết định nên mua hay bán hàng hóa và dịch vụ với giá cả và khối lượng bao nhiêu.
  • Thứ tư là, tạo môi trường để thực hiện các hoạt động giao dịch của doanh nghiệp, nhà đầu tư, giúp người bán và người mua thực hiện các giao dịch
  • Thứ năm, giúp doanh nghiệp bán hàng tìm được khách hàng tiềm năng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
  • Cuối cùng, các khách hàng có thể là khách hàng hiện có và tiềm ẩn, tham gia thị trường hàng hóa để thỏa mãn mong muốn và nhu cầu của bản thân.

Vậy tác dụng của thị trường hàng hóa là:

  • Ổn định sản xuất và nguồn hàng cung ứng cho người tiêu dùng
  • Dự trữ hàng hóa cho tiêu dùng và sản xuất, đảm bảo cho cung – cầu được cân bằng
  • Thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng trong cộng đồng và chất lượng sản phẩm trong sản xuất
  •  Tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa và đảm bảo hàng hóa luôn tới tay người mua một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất
  • Phát triển phong phú, đa dạng các hoạt động sản xuất và tiêu dùng giúp tiết kiệm thời gian. 

4. Cách hoạt động của thị trường hàng hóa

Để một thị trường hàng hóa hoạt động, nhà đầu tư, cá nhân hay tổ chức có thể chọn đầu tư theo nhiều cách khác nhau.

Thị trường hàng hóa sử dụng giá giao ngay, hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn cho giao dịch vật chất và giao dịch phái sinh. Để phòng ngừa rủi ro không đáng về giá, suốt nhiều thế kỷ, người ta sử dụng hình thức giao dịch phái sinh.

Giao dịch hàng hóa phái sinh sẽ được thực hiện thông qua Sở giao dịch hàng hóa tập trung hoặc thị trường phi tập trung. Càng ngày càng nhiều công cụ phái sinh được hình thành trong giao dịch gồm có các hợp đồng sau: Hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn, hợp đồng hoán đổi.

Khi giao dịch bằng hợp đồng với giá trị hợp đồng sẽ xác định dựa trên giá trị của hàng hóa.

5. Đầu tư hàng hóa tại thị trường hàng hóa Việt Nam

Đầu tư hàng hóa tại thị trường hàng hóa Việt Nam

Giao dịch phái sinh hàng hóa tuy còn khá mới mẻ tại thị trường Việt Nam. Nhưng nó cũng sở hữu khá nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các kênh đầu tư khác bởi những lợi ích mà nó đem lại. Chính vì thế, phái sinh hàng hóa đang là kênh đầu tư nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. 

Đây là một kênh đầu tư có sự đảm bảo, ít rủi ro và đặc biệt là không cần phải bỏ nhiều vốn để sinh lời cao.

Giao dịch phái sinh hàng hóa sở hữu những ưu điểm như có tính thanh khoản cao, khả năng sinh lời lớn, có thể giao dịch được 2 chiều, nhà đầu tư có thể chốt lãi/lỗ ngay lập tức (T+0) mà không phải đợi đến 3 ngày (T+0) sau khi mua như cổ phiếu thì mới có thể chốt lãi/lỗ.

Bên cạnh đó, các sản phẩm giao dịch đều là những loại hàng hóa quan trọng, thiết yếu gắn liền với đời sống hàng ngày của mọi người. Khi tham gia đầu tư phái sinh hàng hóa, các nhà đầu tư có thể linh hoạt về thời gian giao dịch sao cho phù hợp với mình. 

Thị trường phái sinh hàng hóa là nơi mà chất lượng hàng hóa và giá cả đã được chuẩn hóa, tránh tình trạng được mùa mất giá của các sản phẩm. Tất cả sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư trẻ tại Việt Nam.

Gia Cát Lợi hy vọng rằng qua bài viết này sẽ giúp cho mọi người hiểu được phái sinh hàng hóa và các vai trò của thị trường hàng hóa. Mang tới cho các nhà đầu tư thật nhiều thông tin bổ ích, từ đó có những chiến lược rót vốn an toàn.