- Theo Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam (MXV), giá dầu giảm trong một phiên giao dịch đầy biến động, trong bối cảnh thị trường hết sức lo ngại về những rủi ro phát sinh từ sự sụp đổ của ngân hàng SVB. Kết thúc phiên 13/03, giá dầu thô WTI giảm 2,45% về 74,80 USD/thùng, giá dầu thô Brent giảm 2,43% về 80,77 USD/thùng.
- Bước sang phiên tối, giá dầu hồi phục một phần đà giảm khi thị trường Mỹ mở cửa. Tâm lý lạc quan xuất hiện trên thị trường khi kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mạnh tay tăng lãi suất sẽ giảm bớt. Việc Dollar Index giảm phiên thứ tư liên tiếp về mức thấp nhất trong vòng một tháng đã giúp cho giá dầu hồi phục vào phiên tối. Nhưng vẫn không đủ để giá đóng cửa trong sắc xanh.
- Về phía các yếu tố cung cầu, Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết sản lượng dầu đá phiến của Mỹ dự kiến sẽ tăng 68.000 thùng/ngày lên 9,21 triệu thùng, và là mức tăng thấp nhất kể từ tháng 12/2022. Nhiều nhà phân tích vẫn lạc quan về triển vọng dài hạn, nhất là khi công ty sản xuất dầu lớn nhất thế giới, Saudi Aramco dự báo tiêu thụ có thể sẽ đạt mức kỷ lục 102 triệu thùng/ngày trong năm 2023.
- Tại châu Âu, bất chấp các lệnh cấm vận, xuất khẩu dầu thô trên đường biển của Nga tăng nhẹ 200.000 thùng/ngày lên mức 3,3 triệu thùng/ngày. Trong đó, khoảng 3,28 triệu thùng được hướng tới châu Á, với ba điểm đến chính là Ấn Độ, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 62%. Ấn Độ tiếp tục là đối tác lớn nhất của Nga sau khi đã vượt qua Trung Quốc kể từ đầu tháng 11/2022.
- Có thể thấy, các rủi ro vĩ mô đang là yếu tố dẫn dắt thị trường dầu, và làm lu mờ các yếu tố cơ bản về cung cầu. Trong hôm nay, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 của Mỹ. Đây là số liệu lạm phát quan trọng, và là một yếu tố ảnh hưởng đến các quyết định về lãi suất của Mỹ trong cuộc họp vào cuối tháng 3.
Tham gia diễn đàn hàng hóa Tại đây