CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO DỊCH
HÀNG HÓA GIA CÁT LỢI

Sức ảnh hưởng của Trung Quốc đến thị trường hàng hóa

Trung Quốc được biết đến là quốc gia đông dân nhất thế giới, cũng là quốc gia có sức ảnh hưởng khá lớn đến nền kinh tế toàn cầu nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng. Đối với nhà đầu tư đang tham gia trên thị trường hàng hóa chắc hẳn sẽ tồn tại câu hỏi: “Liệu Trung Quốc có ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa hay không? Ảnh hưởng như thế nào?”. Bài viết dưới đây sẽ giúp nhà đầu tư tìm ra đáp án cho câu hỏi trên.

Trung Quốc có ảnh hưởng đến tình hình thị trường hàng hóa không?

Sức ảnh hưởng của Trung Quốc

Trung Quốc thường được tán tụng là một trong số các quốc gia giàu tiềm năng trên thế giới hiện nay. Mỗi khi nhắc đến Trung Quốc, hầu hết mọi người sẽ nghĩ đây là một quốc gia có tầm ảnh hưởng rất lớn trong đa số các lĩnh vực. Trong đầu tư tài chính cũng vậy, nhà đầu tư cũng thường để tâm đến sức ảnh hưởng của Trung Quốc đến thị trường giao dịch của mình. Vậy do đâu Trung Quốc lại có sức ảnh hưởng đến như vậy?

Dân số và lượng tiêu thụ hàng hóa của Trung Quốc

Đây là quốc gia đông dân nhất thế giới với số dân trên 1,405 tỷ người. 

Tính đến năm 2019, kinh tế Trung Quốc xếp thứ hai thế giới (GDP danh nghĩa đạt tổng giá trị khoảng 14.172 tỷ USD theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế). Nếu xét theo sức mua tương đương, GDP của Trung Quốc đạt 27.449 tỷ USD vào năm 2019.

Về chỉ số phát triển con người (HDI), Trung Quốc đạt 0,752 điểm, thuộc nhóm các nước cao, đứng ở vị trí 85/189 quốc gia theo số liệu năm 2019.

Được biết, Trung Quốc là nước tiêu thụ hàng hóa lớn nhất thế giới. Đối với những thị trường như quặng sắt hay than đá, vai trò của Trung Quốc là rất lớn.

Nguồn cung hàng hóa của Trung Quốc

Dịch bệnh, thiên tai trong nước đã khiến nguồn cung lương thực của quốc gia này bị thiếu hụt trầm trọng.

Nguồn cung lương thực thiếu hụt trầm trọng

Sau khoảng thời gian đại dịch lắng xuống, Trung Quốc đã gấp rút tăng cường dự trữ lương thực và các hàng hóa chiến lược khác từ các nguồn nước ngoài, nhằm đảm bảo nguồn cung ổn định.

Tình hình thị trường hàng hóa trong giai đoạn Trung Quốc đối diện với đại dịch

Các nhà phân tích cho biết ảnh hưởng của đợt Covid – 19 lần này đối với giá hàng hóa nghiêm trọng hơn nhiều so với dịch Viêm đường hô hấp cấp (SARS) trước đó – cũng bắt nguồn từ Trung Quốc và làm cho gần 800 người tử vong. Thị phần nhu cầu hàng hóa của Trung Quốc trên toàn cầu ở thời điểm hiện tại lớn hơn nhiều so với năm 2003, do đó ảnh hưởng tới thị trường hàng hóa thế giới cũng nhiều hơn.

Về mặt hàng nông sản

Trong thời gian vừa qua, Trung Quốc đã và đang phải đối mặt với đại dịch Covid – 19 (Trung Quốc là quốc gia có số người thiệt mạng khá nhiều trong cơn đại dịch). Vẫn chưa dừng lại ở đó, Trung Quốc còn phải gồng mình hứng chịu tình hình lũ lụt nặng nề khiến cho sức mua của nước này bị giảm dẫn đến tình trạng các thương lái Trung Quốc giảm thu mua nông sản. 

Tình hình lũ lụt tại Trung Quốc

Trung Quốc chỉ tập trung tăng cường nhập khẩu một số mặt hàng như thủy sản, rau quả và gạo vì những mặt hàng này nằm trong chiến lược tích trữ thực phẩm, nhu yếu phẩm để đối phó dịch bệnh, mưa lũ ở Trung Quốc.

Về mặt hàng nguyên liệu công nghiệp

Số lượng bông sợi được nhập khẩu vào ngày càng nhiều (hơn 570.000 tấn của Việt Nam), cũng như các nguyên liệu dệt may khác từ Việt Nam thay vì trước kia Việt Nam chủ yếu chỉ nhập từ Trung Quốc.

Nguyên nhân dẫn đến cầu nguyên liệu dệt may gia tăng là:

  • Trung Quốc lo ngại về tác động tiềm tàng của đại dịch Covid – 19, biến đổi khí hậu gây lũ lụt nghiêm trọng tại quốc gia này.
  • Căng thẳng với Mỹ về khả năng tiếp cận với các loại hàng hóa mà Trung Quốc vẫn đang phụ thuộc vào nguồn cung bên ngoài.
Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung
  • Quốc gia này muốn giữ trữ hàng hóa số lượng lớn để tránh tình trạng thiếu hụt có thể gây bất mãn trong nước.

Về mặt hàng kim loại

Trong tháng 08/2020, Trung Quốc đã nhập khẩu 2 triệu tấn tấn thép. Mặt hàng sắt thép của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu, theo đại diện Cục Thuế xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan cho biết mặt hàng chủ yếu là phôi thép và thép xây dựng từ các nhà máy của Formosa xuất khẩu trong chuỗi công ty con của Trung Quốc.

Về mặt hàng năng lượng

Nhu cầu dầu và khí của Trung Quốc đã giảm mạnh do sự lây lan của virus corona khiến nhu cầu đi lại giảm theo.

Nguồn tin Bloomberg cho hay nhu cầu dầu của Trung Quốc đã giảm khoảng ba triệu thùng mỗi ngày, tương đương 20% ​​tổng lượng tiêu thụ.

Nhu cầu tiêu thụ giảm

Năm 2016 Trung Quốc là nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, sau khi vượt qua Mỹ. Do đó, bất kỳ thay đổi nào trong tiêu thụ của nước này đều có tác động lớn đến thị trường năng lượng toàn cầu. Đất nước này tiêu thụ khoảng 14 triệu thùng mỗi ngày, tương đương tổng nhu cầu của Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Anh, Nhật Bản và Hàn Quốc cộng lại.

Tình hình thị trường hàng hóa hiện nay

Ngày 16/11, Moderna – một công ty công nghệ sinh học của Mỹ vừa thông báo vaccine thử nghiệm của hãng đạt hiệu quả 94.5% trong phòng ngừa Covid – 19, làm bừng lên hy vọng rằng thiệt hại kinh tế do đại dịch gây ra sẽ được giảm.

Tình hình hiện tại cho thấy, giá dầu đang có dấu hiệu tăng khi kinh tế Trung Quốc, Nhật Bản phục hồi.

Dự kiến vào năm 2021, nhu cầu thép sẽ phục hồi lên 1.795,1 triệu tấn, tăng 4,1% so với năm 2020.

Tại Việt Nam, sản lượng thép các loại tiếp tục duy trì đà tăng trưởng nhờ nhu cầu thép tăng cao tại Trung Quốc (thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam).

Về mặt hàng nông sản, Việt Nam chính thức bước vào mùa thu hoạch cà phê niên vụ 2020 – 2021 vào cuối tháng 10/2020. Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn dự kiến niên vụ tình trạng khan hiếm nguồn cung sẽ giúp giá cà phê giữ được vị trí ổn định.