Giao dịch hàng hóa phái sinh với những sản phẩm đầu tư phái sinh đa dạng, Như nông sản, công nghiệm, khí đốt , kim loại quý đang thu hút đông đảo nhà đầu tư tại Việt Nam, trong bối cảnh kênh đầu tư bất động sản và chứng khoán kém sức hấp dẫn. mọi giao dịch hàng hóa được thông qua Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) nhờ vào Nghị định 51/2018/NĐ-CP
Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) là gì ?
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) là đơn vị tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa tập trung cấp quốc gia duy nhất hiện nay tại Việt Nam.
Thông qua việc tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa một cách minh bạch, chuyên nghiệp, MXV sẽ đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam, hỗ trợ nhà đầu tư, thương nhân và các thành phần kinh tế khác bắt nhịp kịp thời với môi trường kinh tế toàn cầu.
Ưu điểm của đầu tư giao dịch hàng hóa phái sinh
Tính hai chiều: Nhà đầu tư có thể liên tục mở và đóng vị thế (tức mua hoặc bán) trong phiên giao dịch để tìm kiếm lợi nhuận dựa trên biến động lên hoặc xuống của thị trường.
Tỷ lệ ký quỹ tốt: So với các kênh đầu tư truyền thống được pháp luật Việt Nam cho phép như chứng khoán hoặc bất động sản thì phái sinh hàng hóa có tỷ lệ ký quỹ vượt trội hơn hẳn (tối đa 1:30, tùy theo một số mặt hàng). Do đó nhà đầu tư không cần tốn quá nhiều vốn để giao dịch.
Giảm chi phí giao dịch: Khi tham gia chứng khoán nhà đầu tư sẽ chịu chi phí tối thiểu (0.4% giá trị hợp đồng). Trong khi đó, thị trường phái sinh hàng hóa chỉ trả (0.07% đến 0.14% giá trị hợp đồng). Ngoài ra không thu thêm bất kì một loại chi phí nào khác (không phí qua đêm, không lãi vay).
Phần mềm giao dịch hàng hóa phái sinh CQG
Phần mềm CQG Trader cung cấp thông tin về giá của các hợp đồng thời theo gian thực. Bên cạnh đó, Quý khách có thể đặt lệnh, quản lý trạng thái & tài khoản ngay trên giao diện phần mềm trực quan và dễ sử dụng có thể xem hướng dẫn giao dịch hàng hóa trên CQG .
Điểm mạnh giao dịch hàng hóa phái sinh CQG:
- Không cần cài đặt, tương thích với mọi nền tảng Web
- Sử dụng được trên mọi nền tảng: Windows, Mac OS, Linux, Android, IOS
- Tự động điều chỉnh màn hình theo kích cỡ màn hình Table/Desktop hay Mobile
- Tính năng vẽ biểu đồ và công cụ phân tích kỹ thuật phổ biến
Điểm yếu giao dịch hàng hóa phái sinh CQG:
- Khả năng trích xuất dữ liệu ra Microsoft Excel hạn chế
- Mất thêm chi phí đăng ký sử dụng dữ liệu từ các Sở giao dịch liên thông
Rủi ro là một phần của đầu tư hàng hóa phái sinh như thế nào ?
Rủi ro là nguồn gốc, từ đó khái niệm đầu tư mới ra đời, do vậy, nó là một phần gắn liền, thật khó tìm được kiểu đầu tư mà không có rủi ro. Vấn đề nằm ở chỗ, nên giảm thiểu rủi ro đến mức tối đa như thế nào thôi.
Trong giao dịch hàng hóa phái sinh, chặn lỗ là kĩ năng giảm thiểu rủi ro, tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào cũng sử dụng lệnh này, đơn giản vì họ tin vào dự đoán của mình, rủi ro càng cao, cơ hội càng lớn.
Ví dụ: Hai người A và B đều dự đoán xu hướng tăng. Do vậy đặt lệnh MUA ở mức 1000, nhưng người B có chặn lỗ phía dưới là 500, còn người A thì không. Có ba trường hợp xảy ra:
Thị trường sau đó tăng: Trường hợp này cả hai nhà đầu tư A và B đều có lợi nhuận
Thị trường giảm xuống mức 400 rồi tăng mạnh trở lại: Nhà đầu tư B lỗ vì khi giá xuống còn 500 thì hệ thống đã tự động tất toán. Còn nhà đầu tư A chờ đợi và có lợi nhuận sau khi giá tăng trở lại
Thị trường giảm sâu. Lúc này nhà đầu tư A gần như lỗ nặng nề, còn nhà đầu tư B chỉ lỗ 500 khi lệnh tự tất toán.
Tất nhiên, sẽ có nhiều yếu tố khác tác động như cắt lỗ sớm, phí giao dịch, tin tức ảnh hưởng trực tiếp, nhưng nhìn chung, ví dụ trên đã minh họa cho việc rủi ro và cơ hội.
Công Ty Giao Dịch Hàng Hóa Phái Sinh Gia Cát Lợi
– Gia Cát Lợi Chi nhánh 2 : 130 Nguyễn Công Trứ, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, Tp.HCM
– Gia Cát Lợi Chi nhánh Hà Nội: Tầng 28 khu C2 Vincom, 119 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội